Thương Tín và dàn diễn viên phim ‘Biệt động Sài Gòn’ sau gần 40 năm giờ ra sao?

Thương Tín và dàn diễn viên phim ‘Biệt động Sài Gòn’ sau gần 40 năm giờ ra sao?

“Biệt động Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân được phát hành năm 1986. Cuộc sống hiện tại của dàn diễn viên tham gia bộ phim này khiến khán giả không khỏi tò mò.

 

Ngày 6/8/2024, báo Dân Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Thương Tín và dàn diễn viên phim ‘Biệt động Sài Gòn’ sau gần 40 năm giờ ra sao?”. Nội dung cụ thể như sau:

Biệt động Sài Gòn kể về những chiến công của đội biệt động trong kháng chiến chống Mỹ, gồm: Tư Chung – trùm tình báo cùng các đồng đội Ngọc Mai, Sáu Tâm, Huyền Trang lần lượt do NSƯT Quang Thái, NSƯT Hà Xuyên, diễn viên Thương Tín, NSƯT Thanh Loan đóng.

Sau gần 40 năm bộ phim Biệt động Sài Gòn lên sóng, cuộc sống hiện tại của dàn diễn viên tham gia bộ phim này nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Thương Tín 

Thương Tín vào vai Sáu Tâm, người lính gan dạ, liều mình cắt ngang đoàn xe Thứ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ để ném mìn. Theo kịch bản gốc, nhân vật sống đến hết phim, tuy nhiên, đạo diễn và biên kịch sau đó để Sáu Tâm ch.ết vì bị đồng đội phản bội.

Sáu Tâm (Thương Tín đóng) trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX

Biệt động Sài Gòn là một trong những tác phẩm “sống mãi với thời gian” của Hãng Phim truyện Việt Nam, được chiếu lại trong một số dịp kỷ niệm của đất nước.

Thập niên 1980-1990, Thương Tín được đánh giá là tài tử ăn khách hàng đầu của điện ảnh miền Nam, với các phim Ván bài lật ngửa, Săn bắt cướpChiến trường chia nửa vầng trăng. Nhiều năm sau đó, tên tuổi ông xuống dốc vì ồn ào đời tư.

Diễn viên Thương Tín hiện nay. Ảnh: Cắt từ clip của Tô Hiếu

Năm 2015, diễn viên Thương Tín ra mắt hồi ký “Một đời giông bão, kể lại chuyện tình cảm với nhiều người đẹp trong làng giải trí một thời.

Tháng 2/2021, diễn viên Thương Tín nhập viện vì đ.ột q.uỵ. Ông được một số đồng nghiệp kêu gọi quyên góp. Từ đầu năm 2022, sau khi phục hồi, ông chuyển hướng ca hát ở một số đêm nhạc nhỏ, sống nhờ nhà nhạc sĩ Tô Hiếu ở TP HCM. Cuối tháng 3, vì lùm xùm với nhạc sĩ Tô Hiếu, diễn viên Thương Tín trở về quê ở Phan Rang, Ninh Thuận sống cùng mẹ đẻ.

NSƯT Quang Thái

Trong phim Biệt động Sài Gòn, cố NSƯT Quang Thái vào vai Tư Chung – Tư lệnh trưởng biệt động Sài Gòn phải đóng giả là người yêu của cháu gái ông chủ hãng sơn Đông Á giàu có – Trần Thị Ngọc Mai (nghệ sĩ Hà Xuyên) cũng là một chiến sĩ biệt động.

Điều đặc biệt là khi vào vai Tư Chung, NSƯT Quang Thái ở tuổi 45 nhưng vẫn gây ấn tượng sâu sắc nhờ gương mặt lai Tây, hào hoa, phong nhã.

NSƯT Quang Thái và NSƯT Thanh Loan trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX

Nghệ sĩ Quang Thái (1937 – 2019) vốn là nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng ở Hà Nội trong thập niên 1970-1980 rồi rẽ ngang sang đóng phim truyện. Cho đến bây giờ, tên tuổi của ông vẫn luôn gắn liền với vai “trùm tình báo Tư Chung” của bộ phim Biệt động Sài Gòn.

Trước vai Tư Chung, NSƯT Quang Thái gây ấn tượng với vai kỹ sư của chế độ Sài Gòn tên Dương Tấn trong phim Nơi gặp gỡ của tình yêu do đạo diễn Long Vân thực hiện. Đây cũng là một trong số vai diễn điện ảnh ấn tượng của nghệ sĩ Quang Thái. Trong Nơi gặp gỡ của tình yêu, ông đóng cùng các nghệ sĩ Thế Anh, Thẩm Thúy Hằng…

Ngoài đời, NSƯT Quang Thái là một người sống rất ôn hoà, điềm đạm, kiệm lời và khá nội tâm. Ông sống thanh bạch và chừng mực.

Cuộc sống của NSƯT Quang Thái cũng khá gian truân. Cả hai người vợ của ông đều tên là Yến và đều mất khá sớm.

Những ngày cuối đời của ông gắn bó với người vợ là một giáo viên. Bà đến với ông cũng xuất phát từ tình yêu thương và lòng mến mộ.

NSƯT Hà Xuyên

Nghệ sĩ Hà Xuyên đóng vai Ngọc Mai – chiến sĩ tình báo có bí danh Z20, gây ấn tượng với vẻ đẹp kiêu sa, tính kiên cường. Ngọc Mai giả làm vợ của trùm tình báo Tư Chung (diễn viên Quang Thái đóng) để qua mặt giới cầm quyền lúc bấy giờ.

NSƯT Hà Xuyên trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX

Sau phim Biệt động Sài Gòn, nghệ sĩ Hà Xuyên tham gia một số phim trước khi chuyển sang công tác tại Trung tâm nghệ thuật và Lưu trữ Điện ảnh Việt Nam. Bà được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 2001. Ở tuổi xế chiều, NSƯT Hà Xuyên cho biết niềm vui của bà là được gặp gỡ bạn hữu, thỉnh thoảng tham gia các show truyền hình, làm từ thiện.

Thúy An

Thúy An vào vai Ngọc Lan – cô bán cháo vịt xinh đẹp, người tình của Sáu Tâm. Trước khi tham gia bộ phim, nghệ sĩ Thúy An đóng chính phim Cánh đồng hoang, do đạo diễn Hồng Sến (chồng bà sau này) thực hiện, với vai Sáu Xoa – du kích gan dạ.

Diễn viên Thúy Anh trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX

Nhờ bệ phóng từ Biệt động Sài Gòn, Ván bài lật ngửa, Hòn Đất giúp Thúy An trở thành một trong những minh tinh hàng đầu những năm 1980.

Thành công khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng cuộc sống của nghệ sĩ Thúy An khá truân chuyên. Bà vướng vào thị phi khi kết h.ôn cùng vị đạo diễn hơn bà 30 tuổi đã từng có gia đình. Đến với NSND Hồng Sến, nghệ sĩ Thúy An mang nhiều điều tiếng. Kể cả lúc chuyển về chung sống trong biệt thự 600m2, nhiều th.ông tin cho rằng đó là tài sản của NSND Hồng Sến và vợ cũ. Tuy nhiên, theo bà chia sẻ với báo chí nhiều năm về trước, bà đã phải làm việc cật lực để trả hết số tiền nợ do mua nhà.

Nghệ sĩ Thúy An và NSƯT Hà Xuyên gặp nhau vài năm trước đây. Ảnh: FBNV

Sau khi chồng qua đời, bà sang nước ngoài và dần từ giã nghệ thuật. Được biết, bà học nghề kim hoàn và sang Lào làm ăn. Tại đây, nghệ sĩ Thúy An gặp và nên duyên với Việt kiều đang sinh sống ở Đức. Sau này, khi ổn định cuộc sống Thúy An về nước, bà mới tiết lộ, bà đang có cuộc sống bình yên bên chồng con. Thỉnh thoảng, nữ nghệ sĩ về nước, gặp lại các bạn diễn một thời, ôn kỷ niệm những năm xông pha với nghiệp phim ảnh.

NSƯT Thanh Loan

NSƯT Thanh Loan trong phim Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX

NSƯT Thanh Loan vào vai ni cô Huyền Trang – chiến sĩ biệt động phải khoác áo tu hành để hoạt động.  Họa sĩ Trịnh Thái của đoàn làm phim tình cờ gặp NSƯT Thanh Loan, giới thiệu cho đạo diễn. Để hóa thân vào vai diễn, bà phải cắt mái tóc dài.

NSƯT Thanh Loan có cuộc sống bình yên tuổi xế chiều. Ảnh: Người lao động

Sau thành công của phim, bà chuyển sang làm đạo diễn phim tài liệu rồi nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. Những năm gần đây, NSƯT Thanh Loan vẫn năng nổ với hoạt động quản lý nghệ thuật, bên cạnh cuộc h.ôn nhân viên mãn với người chồng Tiến sĩ khoa học.

Hai Nhất

Nghệ sĩ Hai Nhất đóng Ba Cẩn, người phản bội Sáu Tâm, đẩy anh vào chỗ ch.ết. Ngoài Biệt động Sài Gòn, ông còn đóng phim kinh điển khác như Mùa nước nổi (phát hành năm 1986) với vai đồn trưởng Phi – một người lính Việt Nam Cộng hòa.

Nghệ sĩ Hai Nhất trong Biệt động Sài Gòn. Ảnh: NSX

Khuôn mặt sắc lạnh, lối diễn biến hóa, ông tiếp tục ghi dấu ấn qua các phim: Tiếng cú đêm, Kẻ giấu mặt, Con gái ông trùm…

Hai Nhất bên Thành Đạt – người con duy nhất theo nghiệp ông và con dâu – diễn viên Hải Băng. Ảnh: FBNV

Những năm sau này, ông giữ nhiệt huyết với phim ảnh, từng đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2011 với vai Bảy Xoài – trùm xã hội đen trong Những đứa con biệt động Sài Gòn. Năm ngoái, nam nghệ sĩ từng nhập viện vì đ.ột q.uỵ, may mắn qua cơn nguy kịch. Cuối tháng 3, ông phải cấp cứu vì chứng viêm ruột cấp. Nghệ sĩ Hai Nhất từng cho biết vì tuổi đã cao nên ông hạn chế đóng phim, trừ những phim thực sự phù hợp.

Trước đó, báo VnExpress đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “‘Biệt động Sài Gòn’ – phim để đời của đạo diễn Long Vân”. Nội dung cụ thể như sau:

Nghệ sĩ qua đời hôm 24/12, khiến nhiều đồng nghiệp, khán giả tiếc nuối. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói: “Đạo diễn Long Vân là người làm được những điều kh.ông tưởng cho điện ảnh Việt. Với Biệt động Sài Gòn, ông đã khẳng định cái tâm, cái tài của mình”. Nghệ sĩ Hà Xuyên – người đóng Ngọc Mai trong phim – nói nhờ sự quyết đoán của đạo diễn mới có những nhân vật để đời như Tư Chung, Sáu Tâm, K9.

Đến nay, sau gần 40 năm ra đời, phim là một trong những tác phẩm sống mãi với thời gian của Hãng Phim truyện Việt Nam, được chiếu lại trong một số dịp kỷ niệm của đất nước. Trên một kênh YouTube đăng tải phim, mỗi tập hút khoảng 7-8 triệu lượt xem.

Áp phích phim “Biệt động Sài Gòn”. Ảnh: VFS

Tác phẩm ban đầu được Thiếu tướng Hải Phụng (nguyên Tư lệnh Biệt động Sài Gòn, lúc ấy là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự TP HCM) đặt hàng, khởi động từ năm 1981, bấm máy bốn năm.

Phim gồm bốn tập Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông và Trả lại tên cho em, tái hiện những chiến công của đội biệt động trong kháng chiến chống Mỹ. Nhân vật chính là Tư Chung – Tư lệnh trưởng biệt động Sài Gòn, cùng đồng đội Ngọc Mai, phải đóng giả một cặp vợ chồng tư bản giàu có, ngày ngày chạm trán quân địch. Những đồng đội khác của họ như Sáu Tâm, Huyền Trang, Năm Hòa (bí danh K9) giữ nhiều vị trí khác nhau, cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Tác phẩm gây ấn tượng với những cảnh chiến đấu lẫn các tình huống đấu trí căng thẳng. Bên cạnh đó, các chuyện tình do biên kịch hư cấu khiến câu chuyện gần gũi hơn.

Ông Vũ Văn Nha – chủ nhiệm phim – từng kể sau khi ra mắt, tác phẩm thu hút hơn 10 triệu lượt khán giả đến rạp. Nhiều nơi, họ xếp hàng tranh nhau mua vé. Phim là bệ phóng của hàng loạt tên tuổi từ vai chính đến phụ như Thương Tín, Quang Thái, Thúy An, Thanh Loan, Hà Xuyên.

Quang Thái (phải) đóng Tư chung trong “Biệt động Sài Gòn”. Video: VFS

Biệt động Sài Gòn là phim tốn nhiều tâm huyết nhất của đạo diễn Long Vân. Khi còn sống, ông cho biết chăm chút ngay từ khâu tuyển diễn viên, nhất là hai vai chính Tư Chung và ni cô Huyền Trang.

Đạo diễn vốn định giao vai Tư Chung cho Chánh Tín, người đang nổi tiếng bấy giờ nhưng suy đi tính lại, ông kh.ông muốn dùng gương mặt quá quen thuộc. Long Vân nghĩ đến Quang Thái – diễn viên kịch nói từng tham gia Nơi gặp gỡ tình yêu của ông. Đạo diễn từng cho biết: “Khi quay được nửa tập, xem lại, tôi thấy mình đã quyết định vô cùng đúng đắn. Chánh Tín đẹp trai thật nhưng nhìn kỹ thì thấy chất tư sản hào hoa nhiều hơn. Ở Quang Thái, hình ảnh người chiến sĩ biệt động hiện lên vừa rất đẹp vừa gần gũi”.

Thương Tín đóng anh lính đẹp trai, dũng cảm Sáu Tâm. Ảnh: VFS

Với vai ni cô Huyền Trang, đạo diễn muốn mời Như Quỳnh nhưng bà từ chối vì phim quay trong thời gian dài, bà lại đang có bầu. Họa sĩ Trịnh Thái của đoàn làm phim tình cờ gặp Thanh Loan, giới thiệu cho đạo diễn.

Vai Sáu Tâm ban đầu định giao cho nghệ sĩ Hoàng Dũng, nhưng đạo diễn vẫn lăn tăn vì gương mặt Hoàng Dũng kh.ông có chất dãi dầu của biệt động. Một lần, ông vào Đoàn kịch Cửu Long Giang chơi, đang uống cà phê vỉa hè thì gặp Thương Tín ngồi một mình, vẻ mặt lầm lì, lạnh lùng. Long Vân chủ động gợi chuyện: “Một ngày anh uống mấy cốc cà phê?”. Thương Tín trả lời: “Cà phê thì ăn thua gì, chủ yếu là nhậu ấy chứ”. Hai người nói chuyện câu ra câu vào, đạo diễn mời Thương Tín thử vai Sáu Tâm.

Thanh Loan đóng ni cô Huyền Trang – nữ biệt động khoác áo tu hành để hoạt động. Ảnh: VFS

Trong gần bốn năm làm phim, đạo diễn Long Vân và biên kịch Lê Phương nhiều lần tranh cãi, chỉnh sửa các tình tiết. Theo kịch bản gốc, nhân vật Sáu Tâm (Thương Tín đóng) sống đến hết phim chứ kh.ông ch.ết trên cầu ở ngay tập hai. Tuy nhiên, nhiều người trong đoàn nhận xét như vậy các biệt động thần thánh, tài giỏi quá, kh.ông đúng với thực tế.

Đạo diễn và biên kịch sau đó để Sáu Tâm ch.ết vì bị đồng đội Ba Cẩn phản bội, tạo cảm giác phẫn nộ xen lẫn xót xa. Sáu Tâm hy sinh, người yêu anh được lệnh đi x.ử t.ử Ba Cẩn nhưng phải kh.ông gây nguy hiểm cho những đồng đội khác. Đội biệt động cũng phải tìm người thay anh đánh trận tại khách sạn Caravel ở tập 3.

Kịch bản lại điều chỉnh để Tư Chung đưa Huyền Trang, người yêu mình, vào nơi nguy hiểm. Cảnh anh dặn dò cô trước khi ra trận vì thế gây xúc động mạnh. Các tình huống chiến đấu, đạo diễn và biên kịch vắt óc suy nghĩ để xây dựng “kh.ông cải lương, kh.ông hoang đường”.

Quay phim trong thời kỳ đất nước còn thiếu thốn, đạo diễn Long Vân kh.ông sử dụng cascadeur. Để chân thật, các diễn viên thẳng tay đánh đấm trong nhiều cảnh. Trong một chương trình năm 2019, nghệ sĩ Hai Nhất (vai Ba Cẩn) nói nhớ nhất đoạn Thương Tín (vai Sáu Tâm) đá vào bộ hạ, lực khá mạnh khiến ông bị đau. Ở cảnh ni cô Huyền Trang bị tra tấn, nghệ sĩ Thanh Loan bị dội nước lạnh, quay trong một đúp. Cảnh em bé giao liên do Vân Dung – con gái đạo diễn Long Vân đóng – bị tra tấn bằng bầy rắn, ông mua rắn thật từ một nhà hàng, nhổ răng, rút nọc, kh.ông cho con biết trước.

Vì quá trình quay kéo dài, đoàn làm phim đa số từ Hà Nội vào, họ ở tập thể cùng nhau, có người còn mang theo con. Cứ quay được một đoạn, đoàn phải chờ gửi ra cơ sở tráng phim nhựa duy nhất ở Hà Nội, rửa ra thành phẩm. Diễn viên Thanh Loan nhớ bà ký hợp đồng 18 triệu đồng cho vai diễn, thỉnh thoảng nhận một phần theo tháng. Thế nhưng đúng đợt đổi tiền năm 1985, 18 triệu của bà chỉ còn 1,8 triệu.

Bài viết mới cập nhật:

Chia sẻ bài viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *