Nhà báo Tạ Bích Loan kết thúc gần 30 năm làm nghề tại VTV: Gương mặt quen thuộc của nhiều thế hệ khán giả truyền hình khiến nhiều người thậm chí bị “thôi miên” bởi sự thông minh, uyên bác

Nhà báo Tạ Bích Loan kết thúc gần 30 năm làm nghề tại VTV: Gương mặt quen thuộc của nhiều thế hệ khán giả truyền hình khiến nhiều người thậm chí bị “thôi miên” bởi sự thông minh, uyên bác.

Nhà báo Tạ Bích Loan là gương mặt quen thuộc của nhiều thế hệ khán giả truyền hình. Nhắc đến chị, khán giả nhớ đến một người dẫn chương trình hoạt ngôn, trí tuệ, tinh tế… là linh hồn của nhiều chương trình truyền hình có tiếng. Nhiều người thậm chí bị “thôi miên” bởi sự thông minh, uyên bác của nhà báo Tạ Bích Loan.

Nhà báo Tạ Bích Loan là “linh hồn” của hàng loạt chương trình truyền hình gây tiếng vang

Trong suốt 28 gắn với với Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) nhà báo Tạ Bích Loan đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong nhiều chương trình như: Ở nhà Chủ nhật, Đường lên đỉnh Olympia, 7 sắc cầu vồng, Người đương thời, Khởi nghiệp… Thời điểm kênh VTV3 ra đời (31/3/1996), nhà báo Tạ Bích Loan vừa tròn 28 tuổi và mới về công tác tại VTV được 1 năm. Những ngày đầu gia nhập team VTV3, nhà báo Tạ Bích Loan cùng nhà báo Lại Văn Sâm đi đến các trường đại học để thuyết trình về chương trình SV-96.

Nhà báo Tạ Bích Loan sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu ở tuổi 56- Ảnh 1.

Nhà báo Tạ Bích Loan cùng team VTV3 những ngày đầu. Ảnh: TL

Chương trình đầu tiên nhà báo Tạ Bích Loan được giao viết kịch bản là 7 sắc cầu vồng. Đây có thể được xem là một trong những gameshow đầu tiên trên VTV3, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ năm 1996 đến năm 1998, phát sóng vào 12 giờ 50 phút trưa Chủ nhật hàng tuần. Chương trình là cuộc thi kiến thức dành cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có quy mô trên toàn quốc. Ngày đó, nhà báo Tạ Bích Loan cũng tham gia dẫn cùng nhà báo Lưu Minh Vũ.



Nhớ về kỷ niệm thời dẫn chương trình 7 sắc cầu vồng, nhà báo Tạ Bích Loan kể: “Bài học đầu tiên đắt giá nhất là tôi bị khán giả… đuổi. Khán giả viết thư bảo anh Lại Văn Sâm đuổi ngay Tạ Bích Loan ra khỏi VTV3. Tôi nhớ đó là chương trình 7 sắc cầu vồng, trong chương trình đó có 7 cái hộp, tôi giới thiệu trong một cái hộp có một món quà, có món quà rất to, có món quà nhỏ và có món quà chỉ là một tràng vỗ tay động viên tinh thần. Ai trả lời được sẽ được chọn 1 trong 7 món quà đó, thế thôi. Thế là khán giả rất tức, bảo như vậy rất bất công bởi vì cuối cùng chỉ nhận được một tràng vỗ tay”.Cuối năm 1998, nhà báo Tạ Bích Loan lại tiếp tục là người được giao xây dựng kịch bản chương trình Đường lên đỉnh Olympia và sau đó cũng trở thành người dẫn đầu tiên của chương trình này. Trong 5 năm đầu tiên của chương trình, nữ nhà báo cũng đảm nhận vai trò đạo diễn. Chị cũng là người đưa ra ý tưởng về phần thưởng cho người chiến thắng là chiếc vòng nguyệt quế.Nhà báo Tạ Bích Loan sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu ở tuổi 56- Ảnh 2.

Nhà báo Tạ Bích Loan là người dẫn đầu tiên của Đường lên đỉnh Olympia. Ảnh: TL

10h sáng ngày 21/03/1999, hành trình đầu tiên của các “nhà leo núi” với sự đồng hành của nhà báo Tạ Bích Loan được lên sóng đã tạo nên một cơn sốt thời bấy giờ. Ngày 26/03/2000, nhà báo họ Tạ dẫn dắt các thí sinh lần cuối trong đêm chung kết và sau đó trao lại vị trí này cho đồng nghiệp Tùng Chi.

Nhắc đến Đường lên đỉnh Olympia, nhà báo Tạ Bích Loan từng kể rằng: “Một lần, khi chúng tôi quay chương trình tại TP. HCM, các phóng viên đến chụp ảnh, họ nói muốn chụp cả đạo diễn. Tôi đứng ở chỗ có vòng nguyệt quế và chữ “Đường lên đỉnh Olympia” – vị trí của người dẫn chương trình, một cảm giác rất lạ vụt đến. Khán giả cũng vậy, khi tôi bước vào trường quay, theo quán tính, khán giả vẫn hò reo vui vẻ”.

Đường lên đỉnh Olympia sau đó đã trở thành chương trình truyền hình hiếm hoi duy trì được độ “hot” kéo dài tới 25 năm phát sóng. Và dù đã thay đổi rất nhiều người dẫn nhưng hình ảnh của nhà báo Tạ Bích Loan với sự hoạt ngôn, trí tuệ và tinh tế trong những ngày chương trình mới lên sóng vẫn để lại ấn tượng trong ký ức nhiều thế hệ khán giả truyền hình.

Nhà báo Tạ Bích Loan là “hàng hiếm” của làng báo

Tiếp sau chương trình Đường lên đỉnh Olympia, nhà báo Tạ Bích Loan cũng tạo được nhiều dấu ấn khi “cầm trịch” chương trình Người đương thời từ năm 2001. Trong suốt 11 năm phát sóng, nhà báo Tạ Bích Loan đã gặp gỡ và trò chuyện với hơn 500 khách mời có cống hiến và đóng góp nổi bật.

Nhà báo Tạ Bích Loan sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu ở tuổi 56- Ảnh 3.

Nhà báo Tạ Bích Loan dẫn “Người đương thời”. Ảnh” TL

Chia sẻ về xây dựng kịch bản và lựa chọn nhân vật tham gia Người đương thời, nhà báo Tạ Bích Loan nói: “Là người đang sống cùng thời với mình, với những câu chuyện cụ thể về cuộc sống, thế giới tâm hồn và quá trình lao động của nhân vật. Mỗi kịch bản đưa ra một vấn đề thông qua số phận nhân vật, vấn đề của một người có thể là của một lớp người, một ngành nghề, một thế hệ, một giai đoạn lịch sử. Qua đó, chúng ta có thế thấy bức chân dung xã hội, của người đương thời”.

Nhà báo Tạ Bích Loan chia sẻ rằng, thời đó, ê-kíp thực hiện Người đương thời rất ít. Phụ tá cho chị chỉ có 2 phóng viên chuyên phỏng vấn các nhân chứng liên quan và nhân vật tại địa điểm họ đang sống, làm việc. Kinh phí thực hiện mỗi số 10 triệu, không có tài trợ. Khi nhân vật ở xa, Đài chi phí đi lại, ăn ở, còn phóng sự, chúng tôi nhờ đồng nghiệp giúp.

“Hai số mà tôi tâm đắc nhất là Người xoa dịu những nỗi đau cuộc đời (tháng 5/2001) về GS. BS Nguyễn Tài Thu, sau đó có rất nhiều thư, điện thoại hỏi địa chỉ và tìm đến GS nhờ châm cứu. Thứ hai là Không ai và điều gì lãng quên, về bà Nguyễn Thị Tiến, hiện làm ở Bảo tàng QK4. Bà vẫn tiếp tục đem di vật trong mộ các liệt sĩ vô danh, đi tìm thân nhân cho liệt sĩ. Rất nhiều hài cốt liệt sĩ đã trở về với người thân và nhiều người nhờ bà tìm kiếm. Bà tự nguyện làm việc đó, không đòi hỏi chút gì”, nhà báo Tạ Bích Loan kể thêm.

Người đương thời thời điểm phát sóng còn là chiếc cầu nối giúp nhiều thân nhân liệt sĩ tìm thấy tung tích người thân sau nhiều năm thất lạc. Chương trình chính thức ngừng phát sóng sau số cuối vào ngày 08/02/2013 và chuyển thể thành Chuyện đương thời nhưng khán giả khi nhắc tới chương trình này, không thể không nhắc tên Tạ Bích Loan.

Nhà báo Tạ Bích Loan sẽ làm gì sau khi nghỉ hưu ở tuổi 56- Ảnh 4.

Chương trình “60 phút mở” cũng gắn với tên tuổi của nhà báo Tạ Bích Loan bởi những câu hỏi trực diện, màn đối thoại thẳng thắn của chị với các khách mời trong chương trình.

Đặc biệt chương trình với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” với màn đối thoại giữa nhà báo Tạ Bích Loan với MC Phan Anh và nhà thơ Hồng Thanh Quang đã nên một làn sóng tranh cãi khá dữ dội. Tuy nhiên, trên hết người ta thấy ở nữ nhà báo bản lĩnh của một người làm báo sắc sảo, hiếm ai có được.

Hàng loạt các chương trình sau đó được Tạ Bích Loan dẫn dắt đều liên tục được bàn luận trên các diễn đàn mạng. Nhà văn Quang Vinh cho rằng, nhà báo Tạ Bích Loan là “hàng hiếm” của làng báo bởi sự thông minh, sắc sảo, hoạt ngôn, có sức hút mạnh mẽ.

Bài viết mới cập nhật:

Chia sẻ bài viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *